• Căn bệnh gai cột sống là một trong những nguyên nhân chính gây đau lưng. Bệnh tạo ra các gai xương nên khi chúng ta hoạt động, các gai xương cọ vào những xương khác và các phần mền xung quanh khiến chúng ta có cảm giác đau nhói. Đề giảm các cơn đau này người bệnh thường phải sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau rất dễ gây ra các chứng bệnh về dạ dày. Chính vì vậy biện pháp đẩy lùi những cơn đau do bệnh gai cột sống gây ra một cách an toàn và có thể áp dụng lâu dài là điều mà nhiểu người mong đợi. Trên thực tế dân gian ta có rất nhiều bài thuốc hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn khắc phục được căn bệnh này. Trong phạm vi bài viết này xin giới thiệu với các bạn bài thuốc trị bệnh gai cột sống từ cây xương rồng.
    Có 2 loại xương rồng có thể dùng làm thuốc trị bệnh này là xương rồng ba chia và xương rồng bẹ.
    Bài thuốc với cây xương rồng ba chia
     

    Chúng ta sẽ làm một món ăn kết hợp giữa cây xương rồng ba chia và cá lóc để trị bệnh.

     
    - Bạn cần chuẩn bị 1 con cá lóc vừa ăn làm sạch , bỏ ruột. Khoảng 3 đọt non xương rồng cỡ 1 gang tay rửa sạch bỏ hết gai và xắt lát mỏng theo chiều ngang rồi bóp với muối và xả vài lần cho hết mủ.- Cho cá lóc và cả xương rồng đã làm xong vào nồi. Đổ vào một chén nước, rồi mở lửa riu riu nấu cho đến khi gần cạn nước (khoảng 15 phút), cá chín là tắt lửa (không được nêm bất cứ gia vị nào) Ăn hết cá, xương rồng ngay lúc còn nóng cho đỡ ngán. Đảm bảo sau 5 ngày liên tiếp các cơn đau do gai cột sống gây ra của bạn sẽ biến  mất hoàn toàn.
     

    - Bạn cần vài nhánh xương rồng bẹ như trong hình, mang về rửa sạch với chút muối , nhớ bẻ các gai đi nhé.

     
    - Nướng từng nhánh xương rồng trên bếp cho nóng và cuốn ngay vào 1 cái khăn đắp nên chỗ đau ngay khi còn nóng. Khi  xương rồng đã nguội bạn thay thế bằng 1 nhánh xương rồng mới nướng khác. Làm nhiều lần như thế để tăng hiệu quả trị bệnh gai cột sống. Công dụng của cách chữa bệnh gai cột sống này là làm tan máu bầm và tăng tuần hoàn máu giúp giảm đau các cơn đau nhanh chóng.
     
    Trên đây là 2 bài thuốc trị bệnh gai cột sống khá thông dụng từ 2 loại xương rồng. Bạn không nên bỏ qua bất kì phương pháp nào bởi nó có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích.

    votre commentaire
  • Các động tác trong bài tập thể dục hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống lưng nhẹ nhàng, đơn giản, người bệnh nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả.
     
    Thoái hóa cột sống là tình trạng tổn thương các thân đốt sống, đĩa đệm và dây chằng, dẫn đến hình thành gai xương cột sống, gây chèn ép rễ thần kinh. Quá trình thoái hóa thường xảy ra ở vị trí chịu nhiều áp lực như vùng cột sống thắt lưng, với biểu hiện đau vùng lưng dưới liên tục, có thể lan rộng đến hông và chân.
     
    Bác sĩ Wade Brackenbury, chuyên khoa Trị liệu Thần kinh cột sống - phòng khám ACC cho biết, quá trình điều trị thoái hóa cột sống đòi hỏi sự kết hợp giữa phương pháp chuyên khoa và yếu tố vận động mỗi ngày. Bên cạnh việc tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần có chế độ luyện tập phù hợp.
     
    Dưới đây là các bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống lưng, có tác dụng kéo giãn cột sống, củng cố các cơ và dây chằng vùng thắt lưng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
     
    Gập gối (Knee to chest)
    Bệnh nhân nằm ngửa, lưng thẳng, hai chân gấp ở tư thế 90 độ, hai tay song song thân mình. Gập gối trái vào sát thân mình, hai tay đặt trên gối, nâng cổ và vai, ép sát cằm vào gối, giữ khoảng 15 giây. Trở về tư thế ban đầu, thực hiện tương tự với gối bên phải.
     
    Bài tập giúp mở rộng phạm vi chuyển động của cơ lưng dưới.
    Gập cả hai gối vào sát thân mình, nâng cầm vào giữa hai gối và giữ yên tư thế trong 15 giây; sau đó thả lỏng, trở về tư thế ban đầu.
     
    Lặp lại động tác 3-5 lần.
     
    Gập lưng (Child pose)
    Bệnh nhân quỳ trên sàn ở tư thế lưng thẳng, gập chân lại với nhau và ngồi lên gót chân. Đưa hai tay thẳng ra phía trước, gập sát thân mình xuống sàn, vươn thẳng tay qua đầu, trán chạm sàn, hít thở đều, giữ trong 15 - 30 giây. Sau đó thả lỏng, nâng người lên từ từ và trở về tư thế ban đầu.
     
    Lặp lại động tác 3 - 5 lần.
     
    Bài tập giúp kéo giãn cột sống thắt lưng, tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ thể.
    Giữ thăng bằng (Quadruped Exercise)
    Bắt đầu với tư thế sấp, người thực hiện chống hai tay và đầu gối lên sàn, bụng siết chặt, mặt cúi xuống sàn, cổ thẳng. Đưa chân trái ra sau, đưa tay phải ra trước. Giữ yên trong 3-5 giây, sau đó trở về vị trí ban đầu. Đổi bên và thực hiện động tác tương tự.
     
    Tập luân phiên từ 5-10 lần cho mỗi bên.
    Bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bụng và cơ lưng.
    Tư thế cây cầu (Bridge pose)
    Người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt xuôi cạnh hông và đùi. Tỳ 2 tay và vai vào sàn, giữ cân bằng, co 2 chân vào sát mông, mở rộng bằng vai. Hít sâu, nâng phần hông và bụng lên cao hết mức có thể. Sau đó thở ra, 2 tay đan vào nhau. Giữ yên tư thế trong 45 giây đến một phút. Từ từ nằm xuống, trở về vị trí ban đầu.
     
    Lặp lại động tác 3-5 lần.
     
    Tư thế này giúp cột sống thắt lưng trở nên linh hoạt, giảm đau đáng kể.
    Lưu ý, khi áp dụng các bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống lưng trên, người bệnh cần thực hiện đúng động tác, kết hợp hít thở sâu, không cố quá sức.
     
    Theo bác sĩ Wade, luyện tập tích cực chính là giải pháp hỗ trợ người bệnh giảm dần cơn đau. Tuy nhiên để chấm dứt hẳn cơn đau, bệnh nhân cần được điều trị đúng phương pháp để giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
     
    Trong số các biện pháp điều trị thoái hóa cột sống hiện nay, trị liệu thần kinh cột sống được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả. Phương pháp này ra đời năm 1895 tại Mỹ, nổi tiếng trên thế giới nhờ kỹ thuật nắn chỉnh xương, giải phóng các chèn ép lên dây thần kinh, chữa lành cơn đau mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật; tại Việt Nam hiện chưa có đào tạo bác sĩ chuyên ngành này.

     


    votre commentaire
  • Thoát vị đĩa đệm thường hay xảy ra ở cột sống thắt lưng, gây chèn ép dây thần kinh cột sống khiến người bệnh đau đớn.
     
    Vì vậy, người bị thoát vị đĩa đệm cần phải tránh tuyệt đối các bài tập làm gia tăng áp lực đối với cột sống. Xin giới thiệu một số môn và động tác thể dục mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên thực hiện và những môn thể dục người bệnh cần phải tránh không được tập.
    Các môn thể thao nên tập
    1. Bơi:
     
    20 -30 phút bơi mỗi ngày có tác dụng giúp các gân cơ, khớp xương được thư giãn, giảm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lồi ra giúp giảm cơn đau nhức nhanh chóng. Bơi lội tuy là môn thể thao khá an toàn, hạn chế các chấn thương cột sống. Tuy nhiên, không nên tập quá sức, bơi quá lâu mà chỉ nên kiên trì tập luyện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị bệnh không được có tâm lý nóng vội, nhanh chóng sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
     
    2. Đi bộ:
     
    Đều đặn mỗi ngày đi bộ 30-45 phút sáng, chiều hoặc có thời gian đi cả hai buổi là bài tập điều trị bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm cực kỳ đơn giản và dễ dàng, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng. Mới đầu đi chậm sau đi nhanh hơn, bước đi nhanh nhưng nhẹ nhàng, dứt khoát. Hít thở bằng mũi sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, điều hòa nhịp thở sao đúng để cơ thể không bị mất sức. Lưu ý tư thế đúng khi đi bộ: đầu thẳng hướng về phía trước, thẳng lưng, vai và cánh tay thoải mái, đánh tay tự nhiên nhẹ nhàng.
     
    3. Bài tập tại chỗ:
    Bài 1:
     
    - Nằm thẳng trên giường hoặc trên một mặt phẳng.
     
    - Hai đầu gối co lên, hai bàn chân đặt trên mặt phẳng đó, điều chỉnh sao cho phần xương cột sống thắt lưng chạm xuống mặt sàn, hóp bụng.
     
    - Giữ nguyên tư thế đến khi nào mỏi thì thả lỏng về trạng thái ban đầu sau đó tiếp tục thực hiện tương tự. Tập luyện trong khoảng 15-20 phút (Hình 1)
     
    Bài 2:
     
    - Nằm thẳng, co hai đầu gối, hóp bụng, lấy sức nâng mông lên cao, hai tay để thẳng, chú ý thẳng phần lưng.
     
    - Khi cơ thể mỏi người bệnh có thể nghỉ ngơi, quay về trạng thái ban đầu, sau đó tiếp tục làm tương tự. (Hình 2)
     
    Hai bài tập trên đều có tác dụng co giãn phần xương cột sống, các cơ dây chằng vùng thắt lưng, giúp giảm đau hiệu quả, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phần đĩa đệm bị chệch ra thu về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì tập luyện hàng ngày để đạt được kết quả.
     
    Các môn thể thao cần tránh
    1. Chạy bộ:
     
    Đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giúp giảm xóc. Khi bạn chạy liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Chạy bộ sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh.
     
    2. Nâng tạ:
     
    Động tác cúi xuống và nâng tạ lên sẽ gây sốc cho cột sống, động tác nằm ngửa và đẩy tạ lên cũng có thể khiến cho bệnh trầm trọng hơn bởi các triệu chứng đau dồn dập. Do đó, tốt nhất hãy tránh xa các động tác nâng và đẩy tạ vì nó gây quá tải cho cột sống vốn đang bị yếu của bạn.
     
    3. Động tác vặn người:
     
    Thoát vị đĩa đệm thường hay xảy ra ở cột sống thắt lưng, ngay trên hông nên  các động tác vặn người sẽ khiến cho đĩa đệm thoát vị nhanh hơn mức bình thường.
     
    4. Giữ thẳng chân:
     
    Các bài tập đòi hỏi phải giữ cho đôi chân thẳng sẽ làm gia tăng thêm áp lực lên cột sống. Do đó, người bị thoát vị đĩa đệm cần phải tránh hoàn toàn các bài tập như động tác nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân lên hoặc động tác cúi xuống để các ngón tay chạm mũi chân và giữ cho chân thẳng.
     
    5. Động tác tập riêng chân:
     
    Lời khuyên dành cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đó chính là không nên tập máy tập chân. Đối với các bài tập nhấn mạnh vào đôi chân có thể sẽ làm cho bệnh trầm trọng thêm tình trạng đau do thoát vị đĩa đệm. Hay đơn giản là các động tác co hoặc đẩy đôi chân cũng sẽ làm gia tăng thêm áp lực vùng đốt sống ở cùng cụt.
     
    6. Động tác ngồi xổm:
     
    Ngồi xổm là tư thế tăng các lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm. Ngồi xổm lâu sẽ khiến phần đĩa đệm bị chèn ép lâu, không hấp thụ được chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến cột sống gây đau lưng.
     
    Trên đây là các động tác tập thể dục mà người bị thoát vị đĩa đệm cần phải tránh để không khiến cho bệnh thêm trầm trọng hoặc tình trạng đau hơn và giảm đi thời gian điều trị của bệnh. Lời khuyên tốt nhất khi bạn có hiện tượng đau thì nên tới bác sĩ khám để nhận được sự tư vấn và phương thuốc điều trị kịp thời. Có như thế bệnh mới sớm được chữa khỏi.

     


    votre commentaire
  • Đau thần kinh tọa là một căn bệnh rất nhiều người hiện đại mắc phải với các triệu chứng đau nhức do gai cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc u xương. Ngoài đau, chứng bệnh này còn gây khó khăn trong di chuyển, hạn chế khả năng vận động, đại tiểu tiện không tự chủ, dị dạng xương cột sống hoặc rối loạn thần kinh thực vật, thậm chí là bại liệt nếu không được can thiệp kịp thời. Chính vì vậy, đau thần kinh tọa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
     
    Vì ảnh hưởng đến khả năng vận động và thường bị đau khi di chuyển nên rất nhiều người bệnh thắc mắc: bệnh đau thần kinh tọa có đi bộ không và đi bộ trong bao lâu là hợp lý?
     
     
     
     
     
     
     
     
    Có nên đi bộ khi bị đau thần kinh tọa không?
     
     
     

     

     
     
     
     
    Theo các chuyên gia, người bệnh đau thần kinh tọa vẫn có thể đi bộ! Tuy nhiên, cách đi bộ, quãng đường bao xa và thời gian đi cần được căn chỉnh sao cho phù hợp nhất với thể trạng của từng người. Đi bộ sẽ giúp cho xương cột sống được kéo giãn, các đốt sống được chun giãn không bị đè nén, rễ dây thần kinh bên trong đốt sống cũng được giảm áp lực nhiều hơn. Để đạt hiệu quả từ việc đi bộ, bạn cần chú ý những yếu tố sau:
     
    Về thời gian đi bộ:
     
    Người đang ở những giai đoạn đầu của bệnh đau thần kinh tọa thì việc đi bộ sẽ dễ dàng và ít chịu đau đớn hơn so với những người bệnh đã bị lâu ngày. Thông thường, tùy thể trạng mà mỗi người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng khoảng từ 20 – 30 phút không tính việc di chuyển trong ngày. Bạn có thể sắp xếp đi bộ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất là buổi sáng sớm và chiều muộn –  quãng thời gian không khí dễ chịu và trong lành nhất trong ngày.

    Cường độ đi bộ:
     
    Các chuyên gia cũng cảnh báo người người đau thần kinh tọa không nên đi bộ quá 1.5 km mỗi ngày. Ngoài ra, đi bộ cũng cần được thực hiện nhẹ nhàng, không vội vã và có thể nghỉ ngơi nếu thấy biểu hiện quá đau. Việc đi bộ 1.5 km mỗi ngày tương đối dễ dàng với người bình thường, nhưng với những người bị bệnh thần kinh tọa thì đây là một vấn đề lớn cần nỗ lực lớn. Do đó, bạn nên duy trì việc đi bộ hàng ngày, khi cảm thấy đi bộ trở nên dễ dàng hơn thì có thể tăng quẵng đường xa thêm.
     
     
     
     
     

    votre commentaire
  • Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Khi mắc phải căn bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời có thể khiến tình trạng bệnh này càng trở nên nặng hơn và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm về sau.

    Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

    Rất ít người có thể hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của căn bệnh viêm khớp dạng thấp, và thường chủ quan khi mắc phải căn bệnh này, đa số mọi người thường nghĩ rằng chỉ cần nghỉ ngơi không hoạt động nhiều là triệu chứng đau nhức sẽ nhanh chóng biến mất. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra.

    Bệnh loãng xương

    Khi người bệnh mắc phải căn bệnh viêm khớp dạng thấp thì khả năng bị loãng xương là rất cao. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp có tỷ lệ bị loãng xương cao gấp đôi so với người bình thường.

    Khi điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Tây y không đúng cách có thể làm gian tăng tỷ lệ loãng xương hơn vì các loại thuốc Tây y dùng để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp thường có tác dụng phụ gây loãng xương.

    Biến dạng khớp và gây tàn phế

    Bệnh viêm khớp dạng thấp khiến vị trí các khớp bị biến dạng, thậm chí là có thể bị tàn phế tại vị trí cổ tay, cổ chân, bàn tay. Khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.Nhiều thống kê chỉ ra rằng có tới 33% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp bị suy giảm khả năng nghiêm trọng sau 5 năm mắc bệnh, và bị tàn phế suốt đời là sau khoảng thời gian 10 năm

    Biến chứng viêm khớp dạng thấp khác

    Ngoài 2 biến chứng nguy hiểm kể trên thì một số trường hợp biến chứng khác của bệnh viêm khớp dạng thấp các bạn có thể gặp đó là:

    Mắc các bệnh liên quan đến tim mạch: Viêm khớp dạng thấp làm tăng khả năng các động mạch bị cứng và xơ tắc hoặc viêm ngoài màng tim của người bệnh.

    Bệnh liên quan đến phổi: Khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thì người bệnh sẽ dễ mắc xơ hóa mô phổi, gây nên hiện tượng khó thở cho người bệnh

    Hội chứng ống cổ tay: Viêm khớp dạng thấp chắc chắn khiến các xương cổ tay bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây gọi là hội chứng cổ tay.

    Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp

    Để tránh mắc phải căn bệnh này mọi người cần phải có ý thực bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh nhờ vào những công việc sau đây:

    • Chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ăn nhiều những nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi và khoáng chất…

    • Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày để giúp người bệnh có một cơ thể dẻo dai, đẩy lùi được bệnh tật

    • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lầm để có thể sớm phát hiện được căn bệnh viêm khớp dạng thấp nhất

    • Từ bỏ những thói quen xấu như thức khuya, sử dụng chất kích thích, làm việc quá sức, sai tư thế…

    Viêm khớp dạng thấp có chữa được không

    HIện nay, chưa có loại thuốc nào có thể chắc chắn chữa khỏi hoàn toàn được căn bệnh viêm khớp dạng thấp. Đa số để điều trị căn bệnh này các thầy thuốc sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc Tây y có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giãn cơ…nhằm phục vụ mục đích chung là:

    • Bảo vệ các chức năng của xương khớp, làm giảm các triệu chứng đau nhức của người bệnh

    • Kiểm soát được quá trình miễn dịch và quá trình viêm khớp

    • Hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với căn bệnh viêm khớp dạng thấp

    • Truyền đạt những kiến thức cơ bản và mức độ nguy hiểm của căn bệnh viêm khớp dạng thấp cho người bệnh

    Cùng với sự tiến bộ trong nghành y tế mà hiện nay việc điều trị căn bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên dễ dàng hơn, tăng tỷ lệ chữa khỏi thành công căn bệnh này.

     

    Hy vọng sau khi đọc xong bài viết các bạn có thể biết được bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Từ đó sẽ giúp bạn lên được cho bản thân phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Chúc các bạn sớm chữa trị thành công bệnh viêm khớp dạng thấp!


    votre commentaire


    Suivre le flux RSS des articles de cette rubrique
    Suivre le flux RSS des commentaires de cette rubrique